Mua bảo hiểm
Lịch sử hợp đồng
Hoa hồng

Cách sử dụng Nami Insurance khi đến các đợt Unlock Token

Bởi Vinh Tien 07/12/2023
Cách sử dụng Nami Insurance khi đến các đợt Unlock Token

Ý nghĩa đằng sau hoạt động unlock token

Unlock token là hoạt động dự án trả 1 lượng token nhất định ra ngoài thị trường sau một khoảng thời gian cố định, thông thường sau khi gọi vốn và phát hành token, dự án sẽ không trả toàn bộ token trong một thời điểm duy nhất mà sẽ chia ra thành nhiều giai đoạn khác nhau để unlock từ từ, điều này nhằm tránh một cú shock giảm giá trong thời gian dự án mới listing.

Hãy thử tưởng tượng một quỹ crypto đầu tư 100 triệu đô vào 1 dự án Layer-2 với giá private sale 0.02$, sau khi dự án Layer-2 đó được niêm yết, giá coin trên sàn là 2$.

=> Về mặt lý thuyết, quỹ đầu tư đã x100 lần số vốn ban đầu và đang sở hữu lượng token trị giá 10 tỷ đô la, nếu như toàn bộ số coin đó được bán, dự án Layer-2 đó chắc chắn sẽ sụp đổ.


Unlock token có tác động đến giá token như thế nào?

Đối mặt với nguy cơ giảm giá: Do giá token tại thời điểm unlock đa phần lớn hơn so với giá tại các vòng đầu tư trước đó, nên các angel investor/ quỹ đầu tư nhiều khả năng sẽ bán ngay khi nhận được token, tạo áp lực xả hàng đến với dự án.

Lạm phát nguồn cung: Unlock token cũng sẽ khiến nguồn cung hiện tại của token đó gia tăng, như chúng ta đã biết về một quy luật kinh tế đơn giản, khi nguồn cung tăng mà lượng nhu cầu không đủ tương ứng, giá sẽ điều chỉnh lại về thế cân bằng, nếu nguồn cung liên tục tăng trong khi nhu cầu không có, nhiều khả năng dự án đó sẽ thất bại.

Terra Luna là một bài học kinh điển, khi cơ chế thuật toán của UST khiến nguồn cung của LUNA liên tục tăng vô hạn, với sự hoài nghi của nhà đầu tư và từ bỏ dự án, giá của LUNA đã có một cú giảm lịch sử khi từ 116$ xuống còn dưới 0.00001$ chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Nguồn cung liên tục tăng khiến giá LUNA giảm gần bằng 0

Vậy cứ đến các đợt token unlock là giá sẽ giảm?

Nhiều cứ quan điểm, cứ đến thời điểm unlock, giá token đó chắc chắn sẽ giảm và vào lệnh short một cách mù quáng.

=> Quan điểm này là cực kỳ sai lầm, bởi việc yếu tố token đó tăng nhanh hay giảm mạnh còn phải xem xét nhiều yếu tố.

Ví dụ: Token OP đã được lên lịch unlock 24.16 triệu token vào 30/9/2023 (khoảng hơn 30 triệu đô so với giá token OP ở thời điểm đó), nhiều người cũng dự đoán rằng giá token OP sẽ giảm mạnh.

OP được unlock 24.16 triệu token vào 30/9/2023


Tuy nhiên, sau đợt unlock, token OP lại có những đợt tăng liên tiếp, gần 10% trong vòng 3 ngày, mặc cho nguồn cung đã bị lạm phát.

OP vẫn tăng mạnh, bất chấp đợt unlock token

Một số nguyên nhân tác động đến giá token sau khi được unlock:

  • Số lượng và giá trị của token: Giá trị unlock càng lớn, khả năng áp lực lên giá càng cao
  • Thời gian Unlock:Thời gian unlock càng dài, áp lực lên giá càng giảm.
  • Đối tượng được phân phối token: Cùng một lượng token được nhận, nhưng với mỗi đối tượng sẽ có hành động khác nhau, nếu như token được phân bổ cho core team dự án thì nhiều khả năng áp lực bán sẽ giảm, nếu được phân bổ phần nhiều cho nhà đầu tư thì áp lực bán sẽ tăng.
  • Tình hình kinh tế vĩ mô (market sentiment): Đôi khi dự án sẽ tăng giá bất chấp khi tình hình thị trường tốt.

Dùng Nami Insurance như thế nào khi đến các đợt unlock token?

Sau khi đã xem xét các yếu tố đã kể ở trên và có cơ sở để ra quyết định, chúng ta có thể dùng Nami Insurance vào các trường hợp sau đây.

Dự đoán rằng giá sẽ giảm: Người dùng có thể vào Nami Insurance để mở hợp đồng “Bear”, nếu đợt unlock token đến khiến giá token bạn đang nắm giữ giảm mạnh, người dùng vẫn sẽ có được một phần lợi nhuận từ payback hợp đồng bảo hiểm.

Khi thị trường tăng giá trở lại, số token bạn đang nắm giữ qua đó cũng tăng giá theo, điều này giúp hưởng lãi kép từ “payback hợp đồng bảo hiểm” lẫn “lợi nhuận nắm giữ token".

Dự đoán rằng giá sẽ tăng: Người dùng có thể vào Nami Insurance để mở hợp đồng “Bull”, nếu đợt unlock token đến khiến giá token bạn đang nắm giữ tăng mạnh, người dùng sẽ tối ưu hóa lợi nhuận của mình khi vừa nhận “payback hợp đồng bảo hiểm” lẫn “lợi nhuận nắm giữ token”.

Phân vân: Nếu như hoài nghi về hướng đi của giá token, bạn có thể mở hợp đồng bảo hiểm ngược với lệnh futures của mình hiện tại, nếu thị trường đi ngược với dự đoán ban đầu, bạn sẽ hạn chế tổn thất với phần tiền payback được trả từ bảo hiểm.

  • Mở hợp đồng “Bear” để bảo hiểm cho lệnh “Long”
  • Mở hợp đồng “Bull” để bảo hiểm cho lệnh “Short”

Về Nami Insurance - Biến rủi ro thành lợi nhuận:

Là một giao thức phòng vệ giá ứng dụng công nghệ Blockchain nhằm cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi tập trung cho người dùng, mang lại sự tin cậy và minh bạch, biến những rủi ro thành cơ hội có lợi nhuận trong hoạt động giao dịch của người dùng khi thị trường có biến động mạnh về giá.

Bài viết liên quan